ƯỚC GÌ CÓ NGƯỜI NÓI VỚI TÔI NHỮNG ĐIỀU NÀY KHI MỚI HỌC LẬP TRÌNH

Lập trình là công việc tạo ra một sản phẩm, một thành quả, và con đường trở thành lập trình viên sẽ rõ ràng hơn khi bạn biết rõ thứ mà các bạn sẽ tạo ra. Nếu mục tiêu của bạn chỉ là “học viết code”, mà không có định hướng rõ ràng về thứ mà các bạn sẽ làm ra và cách chúng sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn sẽ thấy con đường phía trước đầy chông gai và khó nhọc. Stanford xin chia sẻ với bạn kinh nghiệm khi mới học lập trình.

Vậy, bạn muốn lập trình thứ gì? Một website, một trò chơi, hay một ứng dụng iPhone? Hoặc có thể bạn muốn xây dựng hẳn mộtcông ty khởi nghiệp đáng giá hàng triệu USD? Đó cũng có thể là một sản phẩm tương tác mang tính nghệ thuật. Hay bạn muốn sử dụng kiến thức của mình để làm các sếp hài lòng và dành thời gian để làm những việc khác? Hoặc đơn giản bạn chỉ muốn kiếm việc dễ dàng hơn, muốn bổ sung vào hồ sơ của mình những thuật ngữ to tát, hoặc hoàn thiện chương trình học của mình. Tất cả những lí do trên đều có thể trở thành mục tiêu của bạn. Nhưng trên hết, bạn cần phải biết mình cần gì, và hãy học tập phục vụ cho điều đó.

Không có gì là bí ẩn về lập trình

Lập trình cũng là một kỹ năng, giống như những việc khác. Giống như việc học ngoại ngữ, lập trình viên cũng phải học những mệnh đề ngữ pháp và từ vựng. Lập trình cũng giống như toán, các bạn sẽ phải theo các bước trong quy trình để giải một đề bài.

Không có gì chạy ngay từ lần thử đầu tiên

… và chưa chắc đã chạy trong lần thứ hai hoặc thứ 3

Khi bạn mới học lập trình, bạn sẽ gặp phải tính huống sau: bạn nghĩ rằng tất cả các dòng code đều hoàn hảo và bạn đã kiểm tra kỹ tất cả mọi thứ, nhưng code của bạn không hề chạy! Bạn không biết bắt đầu từ đâu để sửa, và những dòng thông báo (nếu may mắn chúng sẽ được hiện lên màn hình) khó hiểu. Bạn có thể nghĩ tới việc từ bỏ tại đây, bạn nghĩ rằng sẽ không bao giờ có thể tìm ra câu trả lời, bạn không thể có lời giải.


Nhưng điều này rất phổ biến với lập trình viên ở bất kỳ trình độ nào. Nó không phản ánh trí tuệ của bạn, cũng như ảnh hướng tới khả năng khám phá công nghệ cũng như cuộc đời lập trình sau này của bạn. Điều này sẽ xảy ra thường xuyên với những người mới, và cả với những lập trình viên chuyên nghiệp. Sự khác biệt thực sự lại là cách mà mọi người xử lí nó.

Một điểm khác biệt giữa những lập trình ít kinh nghiệm và những người lâu năm trong nghề khi gặp khó khăn là niềm tin. Niềm tin vào việc bản thân họ sẽ tìm ra được cách khắc phục cũng như tìm ra điều chưa đúng trong dòng code. Họ cũng tin rằng sẽ có nhiều hơn một cách để thực hiện mục tiêu. Giải pháp để biến những dòng code vô dụng thành hữu ích có thể không rõ ràng, những với sự kiên trì, họ sẽ tìm ra.

Sẽ có ai đó luôn luôn nói rằng những gì bạn làm là sai

Những tranh cãi xung quanh việc dùng dấu ngoặc nhọn ( } ) ở cuối dòng lệnh hay ở đầu dòng tiếp theo sẽ diễn ra liên miên. Việc này cũng xảy ra với việc dùng phím tab để lùi vào khi viết code. Đôi khi bạn cũng bị cuốn vào những tranh cãi trái chiều dạng như “phải comment cho từng hàm khi viết code” và “code tốt là không cần dùng comment”.


Tất cả những tranh cãi, lời khuyên này đều sẽ làm phiền bạn. Nhưng thực sự thì không bao giờ có một chuẩn mực rõ ràng cho việc lập trình. Rất nhiều lập trình viên đã lựa chọn cách làm việc mà họ cảm thấy phù hợp nhất với mình, nhưng đó chưa chắc đó đã là con đường duy nhất. Việc đối mặt với nhiều người trong nghề và nghe những nhận xét đúng sai của họ về việc lập trình của bạn là một việc vô cùng vất vả khi bạn bắt đầu sự nghiệp.

Nếu bạn làm trong một nhóm lập trình, sẽ có một vài người sẽ gặp phải khó khăn khi tiếp nhận các dòng code từ bạn. Đôi khi họ đúng, những cũng có khi, họ rất cổ hủ và bắt bạn phải sửa theo cách viết của cả nhóm.

·         Sẽ có những người nhận xét bạn không phải là lập trình viên thực thụ

·         Viết HTML không phải là lập trình!

·         Nếu bạn không dùng vi, bạn không biết cách lập trình đúng nghĩa.

·         Những lập trình viên thực thụ sẽ chỉ dùng C.

·         Windows không phải nơi để lập trình.

·         Những thứ này không phải dành cho tất cả mọi người.

·         Cậu không phải thể trở thành lập trình viên!!!

Lập trình có ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau, và bản thân công việc lập trình cũng đã khác rất nhiều so với thời điểm nó mới xuất hiện. Điều nực cười là rất nhiều công cụ, nền tảng được tạo ra để giúp cho những người mới học lập trình hoặc những lập trình viên lão luyện tạo ra sản phẩm nhanh hơn đều bị gán cho nhãn “không dành cho lập trình viên đích thực”.

Có thể thấy ở đây là sự sợ hãi của những lập trình viên. Khi ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận với ngôn ngữ lập trình và tự tạo sản phẩm, cũng như tự gọi mình là người lập trình, thì sẽ không còn ai là lập trình viên nữa. Nhưng có lẽ, rào cản về kiến thức này đã bị phá bỏ từ rất lâu rồi.

Hãy sử dụng những công cụ giúp bạn dễ dàng xây dựng sản phẩm bạn mong muốn. Sẽ không phải xấu hổ nếu bạn nói trò chơi bạn làm ra được dựng trong Stencuyl hoặc GameMaker chứ không phải được viết từ đầu. Hãy lựa chọn cho mình môi trường và công cụ mà bạn cảm thấy thoải mái và có thể gắn bó với nó.

Hãy kiên trì với việc lập trình

Không có bất cứ tài liệu nào có thể chỉ cho bạn con đường đúng hoặc nhanh nhất để nắm vững kiến thức lập trình. Có rất nhiều cách để có thể học, và thực hành. Bạn có thể học những khái niệm đầu tiên từ sách hoặc những bài học trực quan trên mạng, hoặc có thể bắt đầu ngay bằng việc sửa lỗi sai của người khác. Và tất nhiên, có rất nhiều ngôn ngữ cho bạn lựa chọn để bắt đầu.

Một vấn đề khá phổ biến khi các bạn tự học lập trình, đó là các bạn sẽ dễ dàng vượt qua những phần đơn giản, nhưng sẽ gặp khó khăn tại những phần rất quan trọng sau đó. Bạn có thể biết cách in một vài dòng lên màn hình, nhưng không thể làm việc được với những dự án thật. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mất phương hướng và đổ lỗi cho giáo trình.

Khi bạn gặp phải tình huống này, tất cả những giáo trình trực tuyến hay tài liệu đều trở nên vô dụng, vì những viết ra nó đều mặc định rằng, bạn đã có kinh nghiệm trong lập trình. Việc khó khăn tiếp theo là bạn sẽ phải tìm ra thứ mình cần phải học tiếp, trong khi bạn không thể biết cái mà bạn không biết.

Bạn sẽ vấp phải trở ngại này khi học lập trình ở bất kỳ đâu, còn cách giải quyết nó, là hãy tiếp tục kiên trì với việc lập trình. Hãy tiếp tục tìm kiếm những điều mới mẻ xung quanh những thứ đã học, thu nạp thêm thông tin, và tự tay xây dựng những ứng dụng của riêng mình. Bạn sẽ dễ dàng tìm được thành công nếu như bạn biết rõ mục tiêu học lập trình của mình là gì.

Thành công sẽ đến với bạn nếu bạn kiên trì xây từng viên gạch lên bức tường của mình. Nếu bạn kiên trì và dành thời gian để tìm hiểu nó, việc lập trình sẽ dễ dàng bị bạn chinh phục.

Mọi  khó khăn khi tiếp cận với một ngôn ngữ lập trình mới hay cần sự tư vấn, định hướng theo ngôn ngữ lập trình nào, công nghệ nào, phương pháp học hiệu quả,…? Các bạn hãy liên hệ với Stanford qua số hotline: (04) 6275.2212 - 0936.172.315 - 0963.723.236 để được gọi lại tư vấn miễn phí.

Stanford hân hạnh được đồng hành cùng bạn!




Tags: