Có nên tham gia đóng góp vào cộng đồng mã nguồn mở?

Nếu bạn là một lập trình viên chỉ mới bắt đầu vào nghề và đang suy nghĩ về việc liệu có nên tham gia vào các dự án nguồn mở và nó sẽ mang lại giá trị gì để bù lại lượng thời gian và công sức mà bạn bỏ ra?

Bài viết này sẽ nêu ra lý do tại sao bạn nên nghiêm túc xem xét việc cho đi thời gian và công sức của bạn cho việc tham gia đóng góp vào cộng đồng mã nguồn mở vì bạn sẽ nhận lại được rất nhiều.

Khái niệm về phần mềm mã nguồn mở không phải là mới, với những dự án thành công rất lớn như Ubuntu, Android và rất nhiều các ứng dụng khác, chúng ta có thể nói nó là một mô hình đã được chứng minh cho việc tạo ra và duy trì phần mềm chất lượng cao.

Học bằng cách làm

Chọn một dự án mã nguồn mở để đóng góp cho phép bạn có được cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể và thực tế. Việc này sẽ không hề dễ dàng lúc ban đầu, nhưng bạn sẽ biết về codebase và những phần bên trong của một sản phẩm nào đó mà bạn đã biết và yêu thích. Thú vị nhất là hiện nay bạn có thể thực hiện được điều này mà không thực sự cần sự cho phép.

Trang Github, đó là một trong những repository dự án mã nguồn mở tốt nhất hiện nay. Github sử dụng Git, một "hệ thống kiểm soát phiên bản phân tán".  Bạn có thể "fork" một repository, tạo ra một bản sao của nó và làm việc trên bản sao của riêng bạn. Một khi bạn đã sẵn sàng, bạn có thể thông báo cho những người quản lý dự án gốc rằng bạn muốn gửi một bản vá (patch). Cách thức ở đây là đầu tiên bạn cứ làm việc và sau đó bạn xem họ có chấp nhận nó không. Nếu họ chấp nhận phần code của bạn - thì thật tuyệt vời. Nếu không, hy vọng bạn đã học được một điều gì đó mới, và bây giờ bạn có thể sửa lại phần code của mình và thử lại.


Làm những việc quan trọng

Impress.js là mã nguồn mở và bạn có thể tìm thấy nó trên Github. Đây là một dự án có nhiều người tham gia, được follow bởi hơn 6.300 nhà phát triển và được fork gần 6000 lần. Việc đóng góp cho một cái gì đó như thế này sẽ rất có ý nghĩa, và là một công việc tuyệt vời.

Nếu bạn đang tìm kiếm một tác vụ cụ thể, bạn có thể kiểm tra trang liệt kê các Issues (những bug) của dự án này. Bạn có thể làm việc trên một vấn đề cụ thể, hoặc thậm chí tìm một vấn đề trong dự án này cho chính mình, sửa chữa nó và submit phần chỉnh sửa của bạn.

Củng cố thêm hồ sơ xin việc của bạn

Công nghiệp phần mềm là một ngành phát triển rất nhanh, để khắc phục xu hướng này và làm cho quá trình sàng lọc nhanh hơn và tốt hơn, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu xem những phần code thực tế và đóng góp của bạn trong các dự án. Rõ ràng, nếu tất cả công việc bạn làm trước đây là mã nguồn đóng và bạn chỉ có thể nói rằng bạn đã làm việc tại công ty X trong bao nhiêu năm đó, hay một điều gì tương tự. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cho phép nhà tuyển dụng nhìn vào profile Github của mình và xem tất cả các dự án bạn đã đóng góp, xem có bao nhiêu bản vá lỗi của bạn đã được chấp nhận và họ thực sự đọc code của bạn?

Chỉ cần tưởng tượng là họ sẽ ấn tượng về bạn như thế nào và đó là những bằng chứng thể hiện năng lực thực sự của bạn.

Nhận được những món quà miễn phí tuyệt vời

JetBrains là công ty làm ra rất nhiều IDE tuyệt vời cho Ruby, PHP, JavaScript, và nhiều hơn nữa - và nếu bạn là một người đứng đầu dự án hoặc một người có nhiều đóng góp vào một dự án mã nguồn mở, thì bạn có thể nhận được một giấy phép miễn phí để sử dụng đầy đủ sản phẩm này. JetBrains không phải là công ty duy nhất chia sẻ các sản phẩm của mình với cộng đồng mã nguồn mở một cách hào phóng như vậy.

Tham gia đóng góp vào mã nguồn mở là một cách để cho thấy năng lực của bạn. Nếu bạn đóng góp vào nhiều dự án nguồn mở, thì mọi người sẽ thấy điều đó. Điều này còn tốt hơn so với bất kỳ bản hồ sơ xin việc màu mè nào.

Bạn muốn làm việc tại các doanh nghiệp lớn như Fast, Misa, Amis, Greensoft, Ibom với mức lương từ 500$-2000$? Bạn muốn thử sức trong vai trò chuyên gia lập trình tại những công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam? Hãy đăng ký học lập trình ứng dụng tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình ngay từ bây giờ.

Với mô hình “dạy kinh nghiệm thực tế” chỉ có tại Stanford, bạn sẽ không chỉ được trang bị kiến thức nền tảng cần thiết mà còn có cơ hội tiếp cận và thực hành ngay tại những doanh nghiệp CNTT hàng đầu. Tìm được việc ngay cả khi bạn vẫn chưa hoàn thành khóa học, điều đó là hoàn toàn có thể, chỉ cần bạn đam mê và có năng lực.

Hãy đăng ký các khóa học Lập trình tại đây để có thêm những trải nghiệm thú vị nhé!

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ (Stanford- Nâng tầm tri thức)

Tags: